ván ép đức phát

ván ép ván ép coffa ván ép đức phát ván ép okan

CÔNG TY SẢN XUẤT VÁN ÉP ĐỨC PHÁT

Giải pháp của chủ tịch Gỗ Trường Thành – ván gỗ ghép

Trước ngưỡng cửa hội nhập, doanh nghiệp ngành gỗ cần có những sự chuẩn bị để tránh nguy cơ suy yếu, phá sản. Một trong những giải pháp là mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ để tạo nên sức mạnh cạnh tranh lớn hơn

ván gỗ ghép

Ông Võ Trường Thành, Chủ tịch – TGĐ Trường Thành. Ảnh: Huyền Trâm

Ông Võ Trường Thành, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành (mã TTF – sàn HOSE) chia sẻ với BizLIVE trong cuộc trò chuyện về những cơ hội, thách thức của doanh nghiệp ngành gỗ trong nước trước làn sóng hội nhập mới:

Vậy ông có nhận định gì về những cơ hội với doanh nghiệp gỗ trong nước khi Việt Nam hội nhập?

Cơ hội cho ngành gỗ rất nhiều khi hội nhập, đặc biệt là việc hợp tác với châu Âu và quan trọng hơn nữa là TPP. Sự hợp tác càng lúc càng sâu rộng với Châu Âu, một thị trường rất lớn, thì khả năng xuất khẩu sẽ cao hơn.

Còn doanh nghiệp Châu Âu để đến Việt Nam cạnh tranh ngành gỗ thì không phải là thế mạnh của họ. Để triển khai một nhà máy ở Việt Nam thì chưa thấy dự án. Tại Việt Nam phần lớn FDI mạnh trong ngành vẫn là các doanh nghiệp Đài Loan.

Khi hội nhập, với sự lấn lướt về nhiều mặt của doanh nghiệp ngoại khiến doanh nghiệp ngành gỗ trong nước đứng trước nguy cơ suy yếu, phá sản. Theo ông họ cần xác định những gì để tránh điều này?

Các công ty ngành gỗ quy mô nhỏ tại Việt Nam chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dù có đào tạo nhân sự, quản lý công ty tốt thì doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế tài chính, thị trường… họ cũng dễ dàng rút được nhân sự của mình.

Để tránh né trước rủi ro bị phá sản, suy yếu dẫn tới giải thể tôi cho rằng giải pháp lớn là tiến hành mua bán, sáp nhập (M&A) để tăng quy mô cũng như khả năng cạnh tranh.

Bởi mỗi doanh nghiệp dù nhỏ cũng sẽ có những thế mạnh khác nhau, thường doanh nghiệp Việt quen với việc phát triển theo kiểu gia đình trị nên để tính đến chuyện M&A thì bước đầu sẽ có những lạ lẫm. Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp nhìn thấy vấn đề, ngồi lại với nhau, bổ khuyết điểm yếu mạnh thì rõ ràng sẽ có lợi thế.

Thứ nhất chúng ta có sự thông hiểu người công nhân Việt hơn, chính sách nhân sự có thể phù hợp với cán bộ công nhân viên hơn. Hơn nữa với việc liên lạc với công ty trong nước để mua nguyên liệu gỗ thuận lợi hơn.

Thứ hai, tôi nghĩ việc huấn luyện đào tạo liên tục trong công ty có thể xây dựng được hệ thống mạnh, hạn chế được việc chảy máu nhân sự hoặc những biến động của nền kinh tế thì doanh nghiệp có thể đối phó.

Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ nên chuyên môn hóa một ngành hàng, nhiều khi nên chọn một thị trường ngách để tham gia, nơi các doanh nghiệp FDI họ không nhằm đến. Từ đó, chúng ta sẽ rất mạnh, nổi tiếng trong một mã hàng, dòng hàng nào đó. Theo đó, máy móc đầu tư trang bị ít hơn, hướng dẫn, huấn luyện công nhân để làm ra hàng đó cũng tốn ít thời gian hơn.

Một điểm nữa là việc phối hợp giữa các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh, chứ không nên giữ tính phận ai nấy lo. Chẳng hạn doanh nghiệp nhỏ A sản xuất cái ghế nhưng cũng sẵn lòng giới thiệu doanh nghiệp nhỏ B làm giỏi về cái bàn, sự phối hợp như vậy giúp cho khách hàng cảm thấy an tâm, giảm đi rủi ro.

Vậy với Trường Thành đã có sự thăm dò, liên hệ nào từ phía khối ngoại?

Tới nay chưa có đối tác nước ngoài nào liên hệ với Trường Thành. Mặc dù thời gian qua Trường Thành gặp những suy yếu nhất định nhưng vẫn nằm trong những công ty về đồ gỗ lớn của Việt Nam.

Gần đây, những doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ đến với Trường Thành để mua nguyên liệu với sản lượng mỗi ngày mỗi lớn hơn, mà trước đây họ vẫn mua từ Trung Quốc.

Bản thân Trường Thành có những thuận lợi khó khăn gì trước khả năng hàng ngoại tràn vào, thưa ông?

Với tiến trình hội nhập, hàng Asean vào Việt Nam không thuế thì có thể Thái Lan, Indonesia, Malaysia sẽ cạnh tranh với doanh nghiệp Việt ngay trên sân nhà. Xa hơn, nếu thực hiện Asean+1, Trung Quốc cũng sẽ tham gia.

Trường Thành đang là 1 trong 3 nhà cung cấp trang trí nội thất cho các công trình trong nước nhưng vẫn xác định phải xây dựng được thương hiệu với chất lượng, dịch vụ hậu mãi tốt… làm cho nhà đầu tư an tâm với thương hiệu của mình thì lúc đó mới thắng được.

Khi gia nhập TPP, điều kiện tiên quyết là nguyên liệu phải là từ các nước thành viên TPP. Các doanh nghiệp Trung Quốc hay Đài Loan nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ Trung Quốc sẽ không đạt được 40-50% giá trị gia tăng ở Việt Nam nên sẽ không đáp ứng điều kiện để hưởng thuế ưu đãi. Đó là lợi thế của Trường Thành.

Chúng tôi có lợi thế là nguyên liệu từ rừng trồng, theo hình thức luân kỳ, bền vững và có cơ hội bán nguyên liệu cho doanh nghiệp trong ngành. Những nguyên phụ liệu của Trường Thành sản xuất như ván nhân tạo, ván ép, ván gỗ ghép, đã tăng sản lượng bán ra bởi nhu cầu đến từ FDI trong vùng Bình Dương, Đồng Nai.

Mặc dù TPP chưa ký kết nhưng thực tế các doanh nghiệp này đã nhập dần nguyên liệu ở Việt Nam nhằm mục đích làm quen với nguồn và khi TPP chính thức ký kết thì họ tăng sản lượng mua nhanh và dễ hơn.

Xin cảm ơn ông!

HUYỀN TRÂM

từ khóa:

ván gỗ ghép

Sản phẩm liên quan

Doanh nghiệp ván gỗ ghép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu
Một vụ nổ lớn tại công ty Đài Loan ở Vũng Tàu
Bảo quản và làm sạch đồ gỗ khi trời hanh khô - Ván MDF
Có hơn 600 cơ sở chế biến ván gỗ ghép tại Quảng Trị - Ván gỗ ghép
Ván gỗ ghép đổ kín đường, giao thông bị ùn tắc
Ván ép cao cấp trong trang trí nội thất
ván gỗ ghép với xóm nhà Rầm
Những chiếc cầu từ ván gỗ ghép
Tình trạng xuống cấp ở một số cụm di tích - ván gỗ ghép
Tết âm lịch 2015 với sự trầm lắng
Cty Hoàng Lâm "ẵm trọn" 26,5 tỷ ngân sách? ván gỗ ghép
Nhà máy gỗ ván MDF lớn nhất châu Á đi vào hoạt động
Ván Ép Phủ Phim là gì? Tại sao lại chọn ván ép phủ phim
Marubeni Lumber muốn xây dựng nhà máy sản xuất gỗ ván ép tại Bình Định
Vụ nổ máy ép gỗ: "Luồng khí cực nóng bao trùm cả xưởng"
Hàng trăm tấm ván ép rơi xuống đường