ván ép đức phát

ván ép ván ép coffa ván ép đức phát ván ép okan

CÔNG TY SẢN XUẤT VÁN ÉP ĐỨC PHÁT

Cty Hoàng Lâm “ẵm trọn” 26,5 tỷ ngân sách? ván gỗ ghép

(GDVN) – Một số cơ quan hữu quan ở Điện Biên đã cố tình “tạo điều kiện” cho Công ty Hoàng Lâm Điện Biên “ẵm trọn” 26,5 tỷ đồng tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Hỗ trợ 01 DN: 218 tỷ đồng (!?)

Ngày 10/6/2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015. Theo đó, các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm trong 5 năm đầu tiên tính từ khi nhà máy bắt đầu sản xuất. Điều kiện để được hỗ trợ là: Nhà nước chi hỗ trợ đối với nhà máy sản xuất ván gỗ ghép kết hợp với ván dăm hoặc ván gỗ ghép kết hợp với ván MDF để tận dụng nguyên liệu; Nhà máy xây dựng có quy mô công suất thực tế tối thiểu 10.000m2/năm. Thiết bị máy mới 100%.

Đến ngày 09/12/2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 147. Trong đó, bổ sung phần điều kiện: “Nhà máy xây dựng có quy mô công suất thực tế tối thiểu là 10.000m3/năm. Thiết bị máy mới 100%, hoặc thiết bị đã qua sử dụng nhưng được sản xuất tại các nước phát triển sau năm 2000”.

ván gỗ ghép

Vốn điều lệ chỉ có 2 tỷ đồng nhưng Công ty Hoàng Lâm Điện Biên vẫn được Phó chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Nhân phê duyệt hỗ trợ hơn 218 tỷ đồng trong 5 năm.

Ngày 08/7/2011, UBND tỉnh Điện Biên cấp Giấy chứng nhận đầu tư (sửa đổi lần 01 vào ngày 16/1/2013) cho Công ty TNHH Hoàng Lâm Điện Biên (Công ty Hoàng Lâm). Theo đó, mục tiêu và quy mô dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất tre và gỗ ghép thanh có công suất 100.000m3/năm.

Chỉ sau 04 tháng được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, ông Hoàng Văn Nhân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đã “vội vàng” ký Quyết định số 1120/QĐ-UBND ngày 14/11/2011 Phê duyệt kế hoạch sử dụng nguồn vốn hỗ trợ vận chuyển sản phẩm từ gỗ cho nhà máy chế biến gỗ công nghiệp của Công ty Hoàng Lâm. Theo đó, ông Nhân đã “mạnh dạn” hỗ trợ cho Công ty Hoàng Lâm số tiền lên tới hơn 218 tỷ đồng trong 5 năm.

Ngày 25/3/2013, ông Hoàng Văn Nhân tiếp tục có Công văn số 730/UBND-NN “thúc” Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nhằm giảm bớt khó khăn về kinh phí đầu tư, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành toàn bộ nhà máy chế biến gỗ Điện Biên, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện rà soát, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện của nhà máy chế biến gỗ Điện Biên, để hoàn tất hồ sơ thủ tục thanh toán kinh phí hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm đã chế biến cho doanh nghiệp theo quy định hiện hành trước ngày 31/3/2013.

Đến ngày 28/3/2013, thêm 02 đơn vị của Điện Biên là Sở Nông nghiệp và Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên cùng tham gia vào “dàn hợp xướng” khi có Tờ trình số 328b/TTr-SNN-KBNN “thúc” Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh nhanh chóng “giải ngân” số tiền hỗ trợ 26,5 tỷ đồng cho Công ty Hoàng Lâm trong năm 2012.

Chưa ai phải chịu trách nhiệm?

Từ ngày 20/10/2013 đến ngày 05/12/2013, Đoàn thanh tra của Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra và kết luận Công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đối với việc giải ngân nguồn vốn hỗ trợ vận chuyển sản phẩm từ gỗ cho Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp của Công ty Hoàng lâm, Bộ Tài chính kết luận:

UBND tỉnh Điện Biên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Hoàng Lâm xây dựng nhà máy gỗ công nghiệp với công suất 100.000m3/năm, tổng vốn đầu tư 290 tỷ đồng là vượt quá khả năng về năng lực về vốn theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Hoàng Lâm (tổng vốn điều lệ chỉ có 2 tỷ đồng).

Quyết định số 1120 của Phó chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Nhân ký về kế hoạch hỗ trợ cho Công ty Hoàng Lâm số tiền 218,750 tỷ đồng trong 05 năm đầu (2012 – 2015) là chưa phù hợp với Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc thanh toán khoản tiền hỗ trợ vận chuyển 26,5 tỷ đồng cho Công ty Hoàng Lâm là sai quy định tại Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/6/2007 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Bởi, việc tỉnh cấp tạm ứng 6 tỷ đồng và thanh toán hỗ trợ 26,5 tỷ đồng, khi nhà máy chưa hoàn tất việc xây dựng và chưa có kết quả nghiệm thu công suất thực tế của Hội đồng nghiệm thu do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập; Thiết bị nhà máy được mua sắm, lắp đặt không đủ điều kiện được hỗ trợ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính chỉ đạo UBND tỉnh Điện Biên “Nghiêm túc thực hiện và kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân có liên quan theo đúng quy định của pháp luật” và báo cáo về Bộ Tài chính trước ngày 15/4/2014.

Tuy nhiên, đến nay các tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm trên, UBND tỉnh Điện Biên vẫn chưa có thông báo về hình thức xử lý kỷ luật.

Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Điều 281 – Bộ luật Hình sự quy định về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Sản phẩm liên quan

Doanh nghiệp ván gỗ ghép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu
Một vụ nổ lớn tại công ty Đài Loan ở Vũng Tàu
Có hơn 600 cơ sở chế biến ván gỗ ghép tại Quảng Trị - Ván gỗ ghép
Kinh hoàng "công nghệ" chế biến sả bằm - Ván MDF
Nhà truyền thống Êđê tại Đắk Lắk sẽ bị xoá sổ - Ván gỗ ghép
Ván gỗ ghép - sản phẩm thân thiện với môi trường
Nỗi lo, sự nguy hiểm xóm nhà Rầm - Ván gỗ ghép
Ván gỗ ghép đổ kín đường, giao thông bị ùn tắc
Xuất khẩu ván MDF, ván okan (ván okal)
Ván ép cao cấp từ phế phẩm
ván gỗ ghép với những chiếc cầu nguy hiểm
Phát triển nhà máy chế biến ván mdf
Ván Gỗ ghép được xuất sang Hàn Quốc
Ván Ép Phủ Phim là gì? Tại sao lại chọn ván ép phủ phim
Marubeni Lumber muốn xây dựng nhà máy sản xuất gỗ ván ép tại Bình Định
IPO 24,3 triệu cổ phần Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam