ván ép đức phát

ván ép ván ép coffa ván ép đức phát ván ép okan

CÔNG TY SẢN XUẤT VÁN ÉP ĐỨC PHÁT

Cầu gỗ, làm từ ván gỗ ghép lại với nhau

Ước mơ về một cây cầu bắc qua sông Cái của hàng ngàn người dân xã Vĩnh Ngọc (TP. Nha Trang) từ bao lâu nay vẫn chưa thành hiện thực. Trong khi đó, cây cầu gỗ Phú Kiểng do tư nhân xây dựng đã xuống cấp, cần được thay thế.

Lắt lẻo cầu gỗ

Theo UBND xã Vĩnh Ngọc, trước kia người dân ở các thôn Xuân Ngọc, Hòn Nghê 1, Hòn Nghê 2 muốn đi qua trung tâm xã phải dùng thuyền đi qua sông. Tuy nhiên, việc đi lại bằng thuyền luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa lũ, nước lên bất thường. Năm 2001, do nhu cầu bức thiết của người dân, lãnh đạo xã Vĩnh Ngọc đã vận động ông Nguyễn Xuân Thuận đứng ra làm cầu gỗ cho người dân đi lại và có thu phí. Cầu Phú Kiểng nối liền các thôn: Xuân Ngọc, Hòn Nghê 1, Hòn Nghê 2 với 5 thôn khác của xã. Ngoài ra, đây còn là lối đi tắt qua phía Bắc TP. Nha Trang của các xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Trung. Cầu được làm bằng gỗ, các trụ và bề mặt cầu được ghép lại từ các tấm ván gỗ ghép. Hai bên thành cầu chỉ làm sơ sài bằng dây thép cột vào các trụ gỗ nên rất trống trải. Lúc ấy, cây cầu gỗ hoàn thành khiến người dân vui mừng khôn xiết, nhưng bên cạnh đó sự nguy hiểm cũng luôn rình rập.

ván gỗ ghép

Cầu gỗ Phú Kiểng hẹp, lan can trống trải lại đông người qua lại nên nguy hiểm luôn rình rập.

 Cầu Phú Kiểng được làm rất thô sơ. Trên mặt cầu, ván gỗ ghép đóng tấm thụt vào, tấm thò ra, hai bên lan can không được che chắn kỹ nên không bảo đảm an toàn. Khi trời tối, chạy qua cầu càng nguy hiểm hơn bởi hệ thống đèn ở đây không đủ sáng, hạn chế tầm nhìn. Anh Cao Đình Lễ – người dân thường đi qua cầu cho biết: “Mỗi lần chạy xe qua, cầu rung lên bần bật, chỉ cần sơ sẩy là rớt xuống nước. Hơn nữa, buổi tối chỉ có đoạn giữa là có treo đèn, còn hai đầu cầu không có nên ánh sáng yếu, không đủ quan sát”. Đó là chưa kể đến việc năm nào cũng vậy, cứ đến mùa mưa (khoảng tháng 10) là cầu gỗ bị lũ cuốn trôi hoặc người chủ dỡ cầu mang cất. Khi đó, hơn 1.000 hộ dân của 3 thôn bên kia sông muốn đến UBND xã Vĩnh Ngọc phải đi đường vòng rất xa và bất tiện.

Chưa có thống kê đầy đủ về số vụ tai nạn, nhưng trong năm qua đã có 2 trường hợp tử vong trong vòng 1 tháng tại cây cầu này. Vào một buổi tối cuối tháng 4-2013, anh Nguyễn Duy An (23 tuổi, trú TP. Nha Trang) đi cùng bạn qua cầu thì rớt xuống sông tử nạn. Bà Huỳnh Thị Mai Lệ (bán nước mía ở đầu cầu) cho biết, cách vụ tai nạn trên ít ngày, có 2 thanh niên đi ngược chiều nhau. Do cầu hẹp nên bị vướng, một người ngã và rơi xuống nước, tử vong. Ngoài ra cách đây hơn một năm, bà Lệ cũng chứng kiến một cô giáo đi làm về bị té xuống sông. Rất may cô giáo bơi giỏi nên thoát nạn.

Cần một cây cầu kiên cố

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Quang Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc cho biết, mỗi lần tiếp xúc cử tri, người dân đều đề nghị chính quyền xây dựng cây cầu kiên cố cho người dân đi lại. UBND xã cũng nhiều lần kiến nghị lên UBND TP. Nha Trang về việc này. Tuy nhiên chủ trương thì có, nhưng do xây cây cầu này vốn đầu tư quá lớn nên gần 10 năm nay vẫn chưa giải quyết xong.

Theo ông Dũng, mỗi khi đến mùa mưa, UBND xã đều mời chủ cầu đến họp phổ biến quy định và yêu cầu gia cố các thanh gỗ hư hỏng; cử lực lượng dân quân xã đứng gác, nếu nguy hiểm thì không cho người dân qua cầu. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tình thế, bởi mỗi ngày có gần 1.000 lượt người qua cây cầu này, nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, việc tồn tại cây cầu gỗ nhiều năm còn hạn chế sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. “Thực tế chỉ có xe máy và xe đạp là có thể đi qua cầu gỗ, những phương tiện khác phải đi đường vòng qua trung tâm TP. Nha Trang. Đây là một hạn chế rất lớn khiến việc giao thương trong xã khó phát triển. Chỉ riêng chuyện mai táng ở Nghĩa trang Hòn Ngang (thôn Hòn Nghê), người dân ở 5 thôn bên này phải đi vòng mất 15km, trong khi nếu có cầu kiên cố thì chỉ đi chưa đến 4km”, ông Dũng cho hay.

Bà Huỳnh Thị Trúc (thôn Xuân Ngọc) nói: “Bao năm nay người dân khổ sở với cây cầu gỗ này. Mùa mưa cầu trơn, xe qua cầu đông đúc, học sinh đi học mà lo nơm nớp. Chúng tôi chỉ mong nhà nước xây cầu kiên cố để bà con bớt khổ, học sinh đi lại thuận tiện”. Còn ông Nguyễn Xuân Thuận bày tỏ: “Tôi làm cây cầu này vừa để kinh doanh vừa phục vụ bà con thôn xóm. Hàng năm tôi đều tu sửa cầu để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Khổ nhất là mùa mưa, anh em cứ phải canh nước để tháo cầu mang cất, rồi hết mưa lại mang ra lắp để dân đi. Nếu nhà nước xây cầu mới kiên cố, tôi hoàn toàn ủng hộ và sẽ tháo dỡ cây cầu gỗ này”.

1
Tuy chủ cầu thường xuyên gia cố nhưng cây cầu này chưa khi nào hết nguy hiểm.

Tại buổi làm việc với UBND xã Vĩnh Ngọc và các ngành chức năng mới đây, ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị UBND TP. Nha Trang khẩn trương hoàn thành thiết kế báo cáo kỹ thuật dự án xây dựng cầu Phú Kiểng và phương án sử dụng đất ở hai đầu cầu. Sở Giao thông vận tải thẩm định, tham mưu UBND tỉnh Khánh Hòa bố trí vốn thực hiện dự án. Trong thời gian chờ thẩm định, UBND TP. Nha Trang chủ động tiến hành các bước đền bù giải phóng mặt bằng để sẵn sàng triển khai thi công cầu Phú Kiểng ngay khi được cấp vốn.

VĂN KỲ

Sản phẩm liên quan

Một vụ nổ lớn tại công ty Đài Loan ở Vũng Tàu
Ván gỗ ghép, gỗ nội thất được chuộng hàng nội
Có hơn 600 cơ sở chế biến ván gỗ ghép tại Quảng Trị - Ván gỗ ghép
Kinh hoàng "công nghệ" chế biến sả bằm - Ván MDF
Giải pháp của chủ tịch Gỗ Trường Thành - ván gỗ ghép
Ván gỗ ghép đổ kín đường, giao thông bị ùn tắc
ván gỗ ghép với những chiếc cầu nguy hiểm
ván gỗ ghép với xóm nhà Rầm
Cải tạo chợ Thành Công - không được ủng hộ? ván gỗ ghép
Tình trạng xuống cấp ở một số cụm di tích - ván gỗ ghép
Bao che cho Doanh nghiệp xù nợ - ván mdf
Tết âm lịch 2015 với sự trầm lắng
Dòng sản phẩm bàn ghế an toàn cho trẻ em - Ván mdf
Ván Gỗ ghép được xuất sang Hàn Quốc
Tăng thêm 45% chất lượng gỗ ván MDF
Hàng trăm tấm ván ép rơi xuống đường